Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Norwegian Wood Rừng Na Uy

Đạo diễn: Trần Anh Hùng,
Diễn viên: Kenichi Matsuyama, Rinko Kikuchi,
Thể loại: Tình Cảm
Độ dài: 120 phút
Quốc gia: Nhật Bản
Năm sản xuất: 2010
Sau gần 2 năm thực hiện, bộ phim “Rừng Na Uy” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nhật Haruki Murakami đã hoàn thành. Những ồn ào quanh chuyện tình dục – khoái lạc trước kia lại được dịp quay trở lại, bủa vây lấy “Rừng Na Uy” giờ đây đã mang hình hài của một bộ phim. Và người đối đầu với những dư luận trái chiều không phải là  Haruki Murakami mà quay sang đạo diễn trẻ Trần Anh Hùng – một đạo diễn Việt Kiều rất nổi tiếng của Việt Nam.
Hai diễn viên chính trong phim "Rừng Na Uy"
Hành trình đến với độc giả của tiểu thuyết “Rừng Na Uy” quả không đơn giản. Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1986 ở Nhật Bản, nó đã khiến công chúng sốc về một hình ảnh đất nước, con người Nhật Bản quá xa lạ với truyền thống. Sang đến Việt Nam, cũng qua rất nhiều lần dịch, tác phẩm này mới thoát khỏi cửa ải kiểm duyệt bởi yếu tố sex quá nhiều.

Hành trình đến với độc giả của một cuốn tiểu thuyết đã khó là vậy, hành trình một bộ phim chuyển thể tiểu thuyết ấy đi chinh phục công chúng lại càng khó hơn. Bởi khi đã chạm vào yếu tố tình dục, thì ranh rới giữa một bộ phim nghệ thuật và phim sex rất mong manh.

"Rừng Na Uy" liệu có vượt lên được yếu tố sex tầm thường
để đạt đến mức nghệ thuật?
Trước khi ra mắt khán giả ở 36 quốc gia, trong đó có Việt Nam, “Rừng Na Uy” đã chu du ở LHP quốc tế Venice và dành được nhiều lời khen ngợi từ phía BGK và công chúng. Ngay sau khi kết thúc buổi chiếu phim tại LHP quốc tế Venice, khán giả đã dành cho Rừng Nauy một tràng vỗ tay kéo dài hơn 3 phút, khiến đoàn làm phim cảm thấy rất vinh dự và xúc động. Đó là tín hiệu đáng mừng đối với bộ phim gây nhiều tranh cãi này.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến mình táo bạo làm phim chuyển thể từ một tiểu thuyết đặc biệt, Trần Anh Hùng cho hay: “Lần đầu tiên tiếp xúc với tiểu thuyết “Rừng Na Uy”, tôi đã ngay lập tức bị cuốn hút không chỉ bởi câu chuyện về đời sống người trẻ tuổi đi tìm ý nghĩa đích thực cuộc sống mà còn bởi yếu tố tính dục-những trải nghiệm tình dục của nhân vật chính trong quá trình tìm đến bản ngã đích thực của mình. Tôi muốn miêu tả điều này bằng những hình ảnh cảm xúc chứ không đơn thuần chỉ là những khóai lạc dục tính mang tính dung tục”.
Khác với câu chuyện u hoài trong cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng hình ảnh Watanabe hồi tưởng quá khứ khi nghe bản nhạc “Rừng Na Uy” của ban nhạc The Beatles khi đang hạ cánh xuống sân bay Hamburg, bộ phim Rừng Na Uy được đạo diễn Trần Anh Hùng kết cấu lại bằng điểm nhìn thì hiện tại, ở đó, các nhân vật được gắn kết với nhau theo tuyến tính thời gian. Điểm khác biệt này, như chia sẻ của đạo diễn, sẽ giúp người xem cảm nhận câu chuyện tình theo một hướng mới, đặc biệt là sự chân xác trong những cung bậc cảm xúc của những người trẻ tuổi: lúc mê say nhiệt thành mãnh liệt, lúc hoang vắng xót xa và cả những khoảng trống vô bờ trong lòng mà không sao lấp đầy.
Trong tháng 12 này, "Rừng Na Uy" sẽ ra mắt tại 26 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khán giả Việt sẽ được đóng xem bộ phim này bắt đầu từ 31.12. Trong buổi ra mắt báo giới trước đó vài ngày, đạo diễn Trần Anh Hùng sẽ trở về Việt Nam giao lưu và chia sẻ về bộ phim tạo sức hút này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét