Đạo diễn: Sofia Coppola
Sản xuất: Ross Katz, Sofia Coppola
Kịch bản: Sofia Coppola
Diễn viên:
Scarlett Johansson ... Charlotte
Bill Murray ... Bob Harris
Akiko Takeshita ... Ms. Kawasaki
Kazuyoshi Minamimagoe ... Press Agent
Kazuko Shibata ... Press Agent
Take ... Press Agent
Ryuichiro Baba ... Concierge
Akira Yamaguchi ... Bellboy
Catherine Lambert ... Jazz Singer
Âm nhạc: Brian Reitzell, Kevin Shields, Roger Joseph Manning Jr., Air
Dựng phim: Lance Acord
Nhà phân phối: Focus Features
Công chiếu: 3 tháng 10 năm 2003
Thời lượng: 102 phút
Quốc gia: Mỹ
Nội dung:
Một chàng diễn viên sắp hết thời, một cô cử nhân triết học cùng rời nước Mỹ để rồi vô tình gặp nhau ở Tokyo. Từ chỗ xa lạ, sự cô đơn và đồng cảm đã đưa họ xích lại gần nhau, tạo nên một mối quan hệ lạ lùng nhưng vô cùng lãng mạn. Câu chuyện của họ như một bản nhạc êm dịu chảy vào lòng người.
Bob Harris (Bill Murray) là một ngôi sao Hollywood đang ở sườn dốc bên kia của sự nghiệp. Anh tới Tokyo để quay một bộ phim. Vợ anh thường xuyên gọi điện, nhưng không phải để tâm sự, mà là để hỏi ý kiến về tấm thảm mới mua hoặc nhắc anh nhớ ngày sinh nhật của cậu con trai. Lần đầu tiên có mặt tại thủ đô của một nước phương Đông, Bob thấy mọi thứ đều vượt ra khỏi tầm hiểu biết của anh, từ cách ứng xử, văn hóa, quan niệm sống và ẩm thực. Những hoài niệm về một thời vàng son, cảm giác hoài nghi đối với những quan niệm sống của chính mình cùng với cú sốc văn hóa khiến anh trở nên chán nản, mất niềm tin vào tương lai.
Lấy được tấm bằng cử nhân triết học tại Đại học Yale danh tiếng, Charlotte (Scarlett Johansson) cùng John, chồng cô - một nhiếp ảnh gia thích xê dịch, tới Tokyo. Người chồng tới đây làm một phóng sự ảnh theo đơn đặt hàng của một tạp chí, còn Charlotte đi để tìm hiểu ý nghĩa đích thực của cuộc sống và chiêm nghiệm xem cô muốn trở nên thế nào trong tương lai. Nền văn hóa phương Đông ở xứ sở mặt trời mọc cũng khiến Charlotte cảm thấy bối rối. Giữa xứ sở xa lạ, nhưng chồng Charlotte có vẻ dành nhiều thời gian cho công việc và những cô người mẫu hơn là cho cô. Những lúc chồng đi chụp ảnh, Charlotte thường ngồi một mình ở quán cà phê, ngẫm nghĩ về những sự kiện đã qua trong cuộc sống. Không biết tự bao giờ, cảm giác John không phải là người đàn ông đích thực dành cho mình bỗng xuất hiện trong suy nghĩ của cô cử nhân trẻ. Cô cũng băn khoăn khi chưa thể xác định được mục đích sống của mình là gì.
Vợ chồng Charlotte và Bob đều cùng thuê phòng ở khách sạn Park Hyatt. Chàng diễn viên và cô cử nhân triết học đều ở trong tâm trạng cô đơn, hoài nghi tất cả, bất cần và mệt mỏi, vô tình gặp nhau trong phòng tiếp tân của khách sạn. Họ nhanh chóng làm quen.
Cùng chung tâm trạng, cả hai cùng nhau khám phá Tokyo vào ban đêm. Những câu chuyện tầm phào, những sải chân vô định và tâm sự từ phía bên kia giúp họ có được cảm giác được chia sẻ. Thời điểm kết thúc cuộc dạo chơi cũng là lúc hai người bắt đầu cảm thấy có một cảm giác lạ đối với đối phương. Nhưng khác với mô tuýp thông thường trong các phim Mỹ, quan hệ của họ chỉ dừng lại ở đó. Cả hai đều cố kìm nén cảm xúc. Họ chia tay và trở về phòng của mình, để rồi sau đó cả hai trằn trọc suốt đêm đó ...
Xét một cách toàn diện, "Lost in Translation" nói về sự khác biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Nhưng ở một khía cạnh khác, bộ phim nói về xung đột nội tâm của hai cá thể khi họ không thể tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống. Câu chuyện của Charlotte và Bob như một bản nhạc êm dịu, du dương chảy vào tâm trí người xem, khiến họ vui, buồn, bừng tỉnh cùng với hai nhân vật.
"Lost in Translation" được xây dựng dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nicole Mones. Khi viết kịch bản, đạo diễn Sofia Coppola đã thay đổi nhiều chi tiết dựa tên những trải nghiệm trong quá khứ của bà. Nhân vật John, chồng Charlotte (do Giovanni Ribisi đóng), có nhiều điểm giống chồng cũ của Sofia.
Mặc dù đây chỉ là bộ phim thứ hai mà Sofia Coppola làm đạo diễn, song nó đã được đề cử tới 4 giải Oscar vào năm 2003, trong đó có giải cho diễn viên nam xuất sắc (Bill Murray), đạo diễn xuất sắc và kịch bản xuất sắc. Đây là lần đầu tiên một nữ đạo diễn được đề cử cho giải Oscar ở Mỹ.
"Lost in Translation" giành giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc, 4 giải Quả cầu vàng, 2 giải BAFTA cho Diễn viên nam xuất sắc và Diễn viên nữ xuất sắc. Sau đó, nó còn giành được các giải IFP Independent Spirit cho Kịch bản gốc xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Diễn viên nam xuất sắc và Biên tập phim xuất sắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét